Tóm tắt bài viết
Bác sĩ Đàm Văn Đức – Bác sĩ tâm thần tại Đà Nẵng
Bác sĩ Đàm Văn Đức – bác sĩ tâm thần tại Đà Nẵng không chỉ tập trung vào việc chẩn đoán và điều trị các rối loạn tâm thần mà còn quan tâm đến sự phát triển và cải thiện tình trạng tinh thần của bệnh nhân. Bác thường sử dụng một loạt các phương pháp điều trị đa chiều, từ tư vấn đến sử dụng thuốc, đảm bảo rằng mỗi cá nhân nhận được sự chăm sóc tốt nhất dựa trên nhu cầu và tình trạng cụ thể của họ.
Hãy cùng Cửa hàng giường y tế Đà Nẵng tìm hiểu thông tin bác sĩ Đàm Văn Đức khám tâm lý, thần kinh
Thông tin địa chỉ khám của bác sĩ Đàm Văn Đức
- Phòng khám MentalCare
- Địa chỉ: 129 Phùng Hưng – Hoà Minh – Liên Chiểu – Đà Nẵng
- Điện thoại liên hệ: 0943493235
Thời gian làm việc:
- Thứ 2 đến thứ 6: Từ 17h00 đến 19h30
- Thứ 7, chủ nhật: Từ 8h30 đến 11h00
Lưu ý gọi điện thoại trước khi tới khám.
Phòng khám có khám miễn phí vào thứ 6 hàng tuần đối với bệnh nhân khám lần đầu
Chuyên điều trị:
- Đau đầu, mất ngủ
- Lo âu, trầm cảm, stress
- Rối loạn tâm thần do sử dụng chất kích thích
- Suy giảm sinh lý nam giới
- Rối loạn thần kinh thực vật
Bác sĩ tâm thần Đàm Văn Đức chia sẻ một kỷ niệm nhớ nhất về ca bệnh trầm cảm sau sinh?
Qua thời gian công tác tại bệnh viện Tâm Thần Đà Nẵng, tôi và các đồng nghiệp đã thăm khám và chữa trị nhiều trường hợp bà mẹ bị mắc triệu chứng trầm cảm sau sinh. Thời gian vừa qua tôi có thăm khám và điều trị một phu nữ 30 tuổi, sinh còn thứ 2, trong lần sinh trước đây cô ấy cũng đã mắc trầm cảm sau sinh và may mắn, triệu chứng có thuyên giảm sau 1 tháng, cô ấy đã không điều trị gì.
Nhưng lần này, sau khi sinh con được 2 tuần, các triệu chứng đã quay lại, cô ấy luôn có cảm giác buồn chán, bất an, dễ khóc, khó ngủ, ngủ rất ít. Con còn nhỏ nhưng cô ấy đã không thể chăm cháu được, cảm thấy việc gắn kết với con không được tốt, không chơi với con, có những lúc tìm đến cái chết, có lúc còn nghĩ tới việc hại cả con. Cô ấy thấy sợ những suy nghĩ đó của mình và tìm đến bác sĩ để điều trị.
Tại phòng khám của tôi, cô ấy kể lại câu chuyện với hai hàng nước mắt. Bệnh nhân chia sẻ về việc áp lực một phần từ việc chăm sóc con nhỏ và mẹ chồng. Đây là một trong những trường hợp điển hình của trầm cảm sau sinh. Sau khi thăm khám, chúng tôi đã điều trị bằng thuốc và cả những hỗ trợ về tâm lý…
Sau khoảng 2 tháng điều trị, lần gần nhất tôi thăm khám cô ấy, nét mặt đã tươi tỉnh hơn nhiều, có nụ cười, và cô ấy có chia sẻ với tôi, cô ấy đã tự chăm sóc con mình được, cảm thấy tình yêu thương với con và hoàn toàn mất hết suy nghĩ hại con, giấc ngủ cũng tốt hơn nhiều.
Qua đây, chúng tôi cũng muốn nhắn nhủ đến các bà mẹ rằng, trầm cảm sau sinh không đáng sợ, nếu chồng và gia đình quan tâm nhiều hơn đến sức khoẻ của người mẹ, nếu có thấy các dấu hiệu bất thường hãy lập tức tìm đến bác sĩ chuyên gia về tâm thần, bác sĩ tâm lý để giúp mẹ bỉm sữa có thể vừa qua được giai đoạn khó khăn.